Tech StationTech Station

Trải nghiệm bộ đôi Corsair Nautilus 360 RS và Corsair RX120 RGB MAX Triple

Nếu như Corsair NAUTILUS 360 RS ARGB được tìm kiếm và được bày bán khá nhiều thì phiên bản “không đèn” Nautilus 360 RS lại ít được biết đến. Nhưng nếu phiên bản “không đèn” này có phải là có gì khác biệt so với phiên bản ARGB và khi kết hợp với Corsair RX120 RGB MAX Triple thì sẽ như thế nào?


Xem thêm:


Tuy là một thương hiệu cao cấp nhưng Corsair vẫn có những sản phẩm phổ thông để tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng hơn. Và Corsair Nautilus 360 RS là một trong số đó. Hiện tại, theo tìm kiếm của mình thì bản Nautilus 360 RS vẫn chưa xuất hiện nhiều trên các đại lý. Ngược lại với phiên bản Nautilus 360 RS thì bộ ba tản nhiệt Corsair RX120 RGB đã được bày bán khá nhiều trên thị trường và cũng được rất nhiều anh em săn đón.

Trải nghiệm Corsair Nautilus 360 RS

Corsair có cách thiết kế rất đặc trưng cho phần hộp đựng sản phẩm của mình với hai tone màu đen và vàng. Bên ngoài sẽ có hình ảnh rất chi tiết của sản phẩm và mặt sau sẽ có những thông tin nổi bật của sản phẩm. Hàng cũng rất chú ý đến yếu tố môi trường khi các sản phẩm của mình đều sử dụng các vật liệu có thể tái chế. Phụ kiện đi kèm cũng khá chi tiết khi có các loại vít , cáp, bộ khung cho AMD và Intel, quạt tản nhiệt RS120 và cuối cùng là tản nhiệt của chúng ta.

Như tên gọi thì phiên bản mình được trải nghiệm hôm nay sẽ là phiên bản có kích thước 360mm và sẽ có 3 quạt đi kèm. Với kích thước 360mm thì tản nhiệt này sẽ phù hợp với những case máy tính lớn và cần hiệu quả tản nhiệt cao. Hệ thống kết nối cũng khá đơn giản, nó là một chuỗi dây gồm các dây đầu đực/cái được kết nối lại với nhau và có thể nối trực tiếp với bo mạch chủ. Tương tự, hệ thống bơm của Nautilus 360 RS cũng được trang bị một đầu đực để kết nối với bo mạch chủ để chịu trách nhiệm làm mát cho máy.

Dây dẫn nước được hoàn thiện bằng chất liệu cao su và được bọc dù tạo nên cảm giác rất cao cấp. Dây có độ dài 450mm và giúp cho người dùng dễ dàng tùy chỉnh được theo ý mình. Tiếp đến là phần đế tản nhiệt, chúng có thiết kế tương tự các dòng tản nhiệt cao cấp của Corsair với chất liệu bằng đồng và chúng được bôi sẵn keo tản nhiệt.

Điểm đáng giá nhất với mình có lẽ nằm ở phần hệ thống bơm với công nghệ tiên tiến, chúng được thiết kế để mang lại hiệu quả tối đa và có thể kéo dài tuổi thọ cho vi xử lý một cách tốt nhất. Mục tiêu chính của tản nhiệt này là làm giảm triệt để nhiệt độ phát ra từ CPU. Máy bơm này sử dụng công nghệ FlowDrive, động cơ ba pha đảm bảo dòng chảy sẽ được luôn được tối ưu, đảm bảo khả năng làm mát liên tục.

Về phần lắp đặt, nói một cách ngắn gọn nhất là “Không có gì khác biệt” so với các sản phẩm khác trên thị trường. Mình vẫn sẽ làm các bước như lắp quạt RS120 vào khung, nối các dây cáp lại với nhau. Tiếp đến, chúng ta sẽ cố định phần đế tản nhiệt bằng vít. Riêng phần này mọi người nên chú ý là mình sử dụng chip gì để lựa chọn khung vít cho phù hợp. Trong trường hợp này mình sẽ gắn bộ tản nhiệt này lên case Corsair 2500X và một số linh kiện cũ của mình như bo mạch của B450M Pro, card màn hình ASRock 6600 XT Challenger Pro.

Với case Corsair 2500X thì người dùng có thể đặt bộ tản nhiệt nước ở mặt trên thôi vì cạnh bên hơi bé. Bộ tản nhiệt nước là phiên bản không đèn vô tính đã tạo nên một sự “huyền bí” nhất định với phần ánh sáng “mờ ảo” đến từ bộ ba Corsair RX120 RGB MAX Triple. 

Trải nghiệm Corsair RX120 RGB

Quạt RX series khác với quạt QX ở một số điểm, chúng giá bán thấp hơn nhưng vẫn giữ được mức hiệu năng tương tự. Điểm khác biệt sẽ năm ở hệ thống LED GRB. Ngoài ra, dòng quạt RX cũng sẽ không có cảm biến theo dõi nhiệt cho phép theo dõi trực tiếp nhiệt độ qua và cuối cùng là dòng RX có định mức áp suất tĩnh cao hơn một chút ở tốc độ quạt cao hơn.

Điểm làm mình “tâm đắc” nhất là vít QuickTurn, mọi người chỉ cần dùng một lực vừa phải xoay một vòng là đủ để khóa vít. Cũng giống như tất cả các quạt iCUE LINK khác, người dùng cần phải kết nối quạt qua một cái HUB. Với bộ 3 quạt thường người dùng sẽ có cách bố trí phổ thông như lắp cùng nhau hoặc bố trí theo kiểu 2+1. Dàn máy của mình hiện tại sẽ lắp theo kiểu 2+1. Phụ kiện sẽ đi kèm với 2 dây cáp kết nối nên người dùng có thể kết nối với hub một cách dễ dàng.

Mình có thử nghiệm chơi một số tựa game như Black Myth: Wukong, CS:GO2 hay eFootball thì điều khiến mình bất ngờ là quạt nhiệu độ của CPU gần như không thay đổi quá nhiều. Có thể do mình không can thiệp quá nhiều vào tốc độ quạt nên quạt tản nhiệt của CPU lúc nào cũng chạy trên 1000 vòng. Điều này phần nào làm cho máy mát hơn nhưng có thể sẽ tạo ra một ít tiếng ồn.

Lúc này mình chỉ đang lướt web các kiểu thôi chứng không làm gì cả

Còn lúc này mình có đang thử nghiệm chơi CS:GO2.

Về hệ thống quạt của Corsair RX120 RGB, mình có thử chỉnh 4 cấp độ quạt trong phần mềm. Với chế độ Quiet thì quạt sẽ không hoạt động, ở chế độ Balanced thì quạt sẽ quay ở tốc độ khoảng 389RPM và ở chế độ Extreme thì quạt sẽ quay ở tốc độ khoảng 849 RPM. Riêng ở chế độ Custum thì quạt gần như sẽ hoạt động max công suất với khoảng 1200RPM. 

Tổng kết

Nhìn chung bộ đôi Corsair Nautilus 360 RS và Corsair RX120 RGB khá tốt về mặt hiệu năng. Về cơ bản Nautilus 360 RS là một giải pháp tản nhiệt bằng chất lỏng dành cho bạn nào muốn build PC giá rẻ mà không dùng tản nhiệt khí. Quá trình lắp đặt cũng rất dễ dàng. Còn về Corsair RX120 RGB, không chỉ chúng có hiệu suất tốt mà chúng còn được bổ trợ bởi hệ sinh thái iCUE LINK. Lợi thế của hệ thống iCUE Link là giúp cho người dùng có thể tùy chỉnh rất nhiều trong phần mềm và có thể kiểm soát được việc đi dây một cách triệt để hơn.

Press ESC to close