Tech StationTech Station

Corsair K70 Pro TKL: Trải nghiệm được tùy chỉnh đến từng mili giây

Chỉ một năm trước đó, Corsair đã cho ra mắt chiếc K70 Core khá cơ bản. Và hôm nay, vẫn là K70, vẫn là thiết kế quen thuộc nhưng phiên bản mới hãng đã trang bị nhiều tính năng, nhiều công nghệ “Pro” hơn. Vậy còn chờ gì nữa, hãy cùng mình trải nghiệm Corsair K70 Pro TKL nhé!


Xem thêm:


Là một chiếc bàn phím dành cho game thủ nên Corsair đã cố gắng cải tiến từng mili giây để các game thủ có những trải nghiệm mượt mà hơn. K70 Pro TKL sẽ có tất cả các tính năng “đẳng cấp” mà mà một game thủ thèm muốn như: công nghệ SOCD, switch MGX Hyperdrive và tốc độ lấy mẫu lên đến 8000Hz.

Thiết kế: Đơn giản nhưng đẹp

Corsair K70 Pro TKL là một chiếc bàn phím đẹp. Lớp vỏ bên ngoài sẽ được làm bằng nhựa nhám kết hợp với đó là mặt trên bằng nhôm phay xước mang lại một cảm giác rất rất cao cấp hướng đến game thủ. Đây cũng là một sự thay đổi khá thú vị nếu so với phiên bản K70 Core và K70 Max trước đây.

Góc phải của bàn phím là núm xoay điều chỉnh âm lượng có thể tùy chỉnh lại theo nhu cầu của người ở một số tác vụ nhất định, nút chế độ game và nút điều khiển iCUE. Nếu khi kích hoạt vào nút chơi game thì bàn phím sẽ tự động chuyển sang màu đỏ để báo hiệu cho người dùng “Chế độ chiến đấu” đã sẵn sàng.

Ở góc bên trái, là đèn LED thông báo Caps Lock, Scroll Lock và ở mặt trên sẽ là nơi kết nối cáp USB Type-C.Vẫn như các lần trước, Corsair rất tinh tế về vị trí đặt logo của mình, trên Corsair K70 Pro TLK hãng đặt logo ở phía trên phím cụm phím điều hướng và đặc điểm nhận dạng là chúng nằm hòa lẫn vào phần mặt trên của bàn phím. Nếu nhìn kỹ lắm mới thấy, nhưng thật ra thật ra mình thấy vậy cũng hay. Vị trí đặt logo tiếp theo của hãng là ở trên kê tay.

Nói về phần kê tay, chúng được kết nối với bàn phím bằng nam châm. Theo cá nhân mình cảm nhận, thì phần kê tay khá êm và đẹp với các hoa văn hình tam giác đồng thời màu xám kết hợp với tone màu trắng của bàn phím là khá hài hòa.

Phần mặt dưới của bàn phím và kê tay có tới 6 miếng cao su chống trượt và thêm 2 chân kickstand cũng bằng cao su nên độ bám dính khá tốt. Nhìn chung, Corsair K70 Pro TKL mang lại cho mình một cảm giác khá chắc chắn và cao cấp. Thiết kế khá bóng bẩy.

Switch được tùy chỉnh đến từng mili giây

Với mức giá bán khá cao, người dùng mong đợi K70 Pro TKL sẽ đi kèm với nhiều tính năng mới, đáp lại sự kỳ vọng đó Corsair đã ra nâng cấp switch MGX của mình lên một phiên bản mới là MGX Hypedrive. Switch mới của hãng đã được pre-lube nhờ đó người dùng có thể mang lại cảm giác gõ phím mượt mà hơn và mang lại cảm giác phản hồi cực tốt. Trong việc chơi game chỉ cần mình hơn đối thủ 1ms thôi cũng đủ định đoạt cả trận đấu.

Xem xét kỹ hơn về MGX Hyperdrive, cho thấy rằng lực nhấn của phím sẽ là 30g đến 55g. Đó là điều kiện lý tưởng để người dùng có thể chơi game một cách mượt mà – mang lại những phản hồi siêu nhanh – nhưng lực nhấn khá nhạy là vấn đề khi đánh máy hoặc thường xuyên làm việc bằng K70 Pro.

Switch MGX Hyperdrive đi kèm với cấu trúc đường ray đôi mang lại cảm giác chắc chắn hơn, giảm thiểu được tình trạng rung lắc. Và điểm mạnh nhất của các switch nam châm là người dùng có thể tùy chỉnh được khoảng cách kích hoạt của switch từ 0,1mm – 0,4mm

MGX Hyperdrive vẫn sẽ được có tính năng thay hotswap nhưng mọi người cần lưu ý rằng nó sẽ không dùng chung bo mạch với các switch cơ thông thường nên người dùng cùng cần lưu ý điểm này.

Thêm một điểm nữa người dùng cần lưu ý là switch MGX Hyperdrive chỉ được trang bị cho dãy phím chữ và số, các phím điều hướng, phím chức năng, dãy phím F sẽ được trang bị switch cơ Corsair MLX.

Bên cạnh đó, Corsair còn trang bị công nghệ FlashTap SOCD, cho phép người dùng tối ưu hóa các lần nhấn phím trong mọi trò chơi và thể loại. Về cơ bản, công nghệ này cho phép nhấn nhiều phím cùng một lúc, cho phép người chơi nhấn chính xác các chuyển động. Đây thật sự là nguồn tài nguyên tuyệt vời khi trải nghiệm các trò chơi FPS như CS2 hay COD.

Tiếp tục với “chương trình” tốc độ, Corsair đã bổ sung tốc độ lấy mẫu cảm ứng lên đến 8000Hz thông qua công nghệ AXON Hyper-processing. Đây cũng là một tính năng dành cho các game thủ, hầu hết các bàn phím hiện tại chỉ ở mức 1000Hz, giúp cho K70 Pro nhanh hơn 8 lần. Mặc dù những tính năng này khá tuyệt vời nhưng trong trải nghiệm thực tế thì rất khó để cảm nhận được.

Như đã đề cập trước đó, K70 Pro TKL có nút để kích hoạt chế độ chơi game ở góc phải – cho phép người dùng nhanh chóng chuyển sang chế độ chơi game đã được cài đặt trước. Cài đặt này sẽ thay đổi một yếu tố như: vô hiệu hóa phím Windows, giảm độ trễ và điểm kích hoạt, điều chỉnh các ràng buộc phím cụ thể. Nhìn chung, K70 Pro TKL có rất nhiều tính năng cho phép người chơi tinh chỉnh trải nghiệm theo đúng nhu cầu của họ.

Phần mềm iCUE thứ tạo nên sự hoàn hảo cho MGX Hyperdrive 

Vẫn như các sản phẩm trước của Corsair, phần mềm iCUE mang lại cho người dùng khá nhiều tùy chỉnh như màu sắc, macro phím nhưng với “Key Actuations” đây là nơi đặt “vũ khí nguyên tử” của Corsair khi đặt điểm kích hoạt đầu vào hoặc đặt điểm vận hành. Ngoài ra, Rapid Trigger – một chủ đề nóng gần đây cũng xuất hiện trong phần tab này. Khi thiết lập Rapid Trigger, bạn có thể đặt ra độ nhạy riêng lẻ để có thể điều chỉnh sao cho nó phù hợp hơn với sở thích chơi game của mình.

Kết luận

Corsair K70 Pro TKL là một trong những bổ sung tuyệt vời cho dòng K70. Chúng mang đến nhiều điều thú vị hơn so với K70 Max trước đó và là một bản nâng cấp chất lượng hơn so với K70 Core.

Phiên bản Pro TKL này sẽ được tùy chỉnh nhẹ về phần thiết kế nhưng với mức khoảng 4 triệu thì mình mong đợi nhiều hơn ở phần thiết kế này. Nhưng sau khi trải nghiệm thì mình hiểu được tại sao Corsair lại đánh đổi thiết kế như thế, bởi hãng muốn tập trung nhiều hơn vào phần hiệu suất. Khi tất cả các tính năng hãng trang bị đều hướng đến các game thủ.

Press ESC to close