Ở thời điểm hiện tại, case PC theo dạng bể cá đang rất phổ biến và mới đây Corsair đã comeback thị trường này với bộ đôi Corsair 2500 Series và 6500 Series. Và trong bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về chiếc Corsair 2500X nhé.
Xem thêm:
- Đánh giá Tecno Spark 20: Đánh đổi để có được một chiếc điện thoại hoàn hảo
- Đánh giá Honor X9b: Độ bền vượt trội, camera chụp nét, màn hình sống động
Như đã nói ở trên 2500X có thiết kế như một “bể cá” mang đến cho người dùng khả năng sáng tạo với case PC của mình. Case 2500 Series sẽ phù hợp với các dòng main Mirco-ATX và Mini-ITX, bên cạnh đó 2500X có kích thước khá nhỏ gọn so với các dòng case tương tự, khiến nó trở nên lý tưởng hơn khi đặt trên bàn.
Corsair 2500X được trang bị 2 tấm kính cường lực lớn ở mặt bên và mặt trước. So với phiên bản 2500D thì phiên bản 2500X muốn người dùng tập trung hơn vào thiết kế của chúng. Nhưng liệu Corsair 2500X có thể soán ngôi được HYTE Y60 và Lian Li O11 Vision để trở thành chiếc case PC nổi tiếng nhất không?
Những đặc điểm nổi bật:
- Kích thước nhỏ gọn hơn so với case “bể cá” thông thường.
- Thiết kế với hai không gian mang lại diện tích rộng rãi cho cáp và PSU.
- Chỉ hỗ trợ bo mạch chủ Mini-ITX và Micro-ATX
- Phiên bản 2500X có mặt bên và mặt trước bằng kính cường lực.
- Phiên bản 2500D sẽ có mặt trước bằng lưới có thể gắn thêm quạt 180mm
- Hỗ trợ GPU gắn dọc
- Có hai tùy chọn về màu sắc nhưng có thể tùy chỉnh được rất nhiều thứ với mặt ngoài.
Thiết kế: Cho người dùng thỏa sức sáng tạo, độ chế
Điều thu hút mình ngay từ ánh nhìn ban đầu là Corsair 2500X có thiết kế khá đẹp. Theo cá nhân mình thì thích phiên bản kính cường lực hơn là phiên bản có mặt trước bằng lưới. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc khá nhiều vào sở thích cá nhân nên mình sẽ không bàn quá nhiều đến nó.
Khoảng 2/3 mặt trước và mặt bên đều được làm bằng kính cường lực. Ở các góc chúng ta nhìn thấy được sự liền lạc và từ đó có thể thấy rõ hơn các chi tiết bên trong khoan máy. Tuy nhiên, nó cũng cần phải có một số yêu cầu cơ bản là bạn phải tính toán được cáp hoặc các thành phần bên trong đi như thế nào cho hợp lý nhất.
Ở phần mặt trước, phần logo của Corsair được đặt ở góc dưới một cách khá “ẩn mình” tuy nhiều điều đó mang lại một chút gì đó bí ẩn và sự sang trọng cho chiếc PC này. Chưa dừng lại ở đó, phần kim loại mặt trước của thùng máy còn có thể thay đổi một cách rất linh hoạt với nhiều mặt thay thế của hãng như màu Xám Satin hay Obsidiban, mặt vân gỗ. Cạnh phải được trang bị một tấm lưới giúp khả năng tản nhiệt được tốt hơn. Và ở cạnh phải cũng là khoan chứa cáp nguồn, PSU và khoan chứa ổ cứng của máy.
Phần mặt trên cũng sẽ là một tấm lưới lớn có thể tháo rời với các lỗ nhỏ hình tam giác như ở mặt phải, tuy nhiên mặt trên này người dùng sẽ dễ dàng tháo lắp bằng cách kéo tab bằng vãi về phía sau case. Đi kèm với đó là một tấm kim loại lớn là nơi đặt nút nguồn, 2 cổng kết nối USB-A và 1 cổng USB-C. Cũng giống như tấm kim loại ở mặt trước tấm kim loại ở mặt trên cũng có một số phiên bản màu khác để người dùng thay đổi.
Mặt sau được chia làm nhiều khu vực và được tính toán khả bài bản như có một ví trí đặt quảt tản nhiệt 120mm có thể điều chỉnh độ cao. Ở góc trên bên trái sẽ là nơi đặt ổ cứng, người dùng có thể thao tác dễ dàng bằng tay khi tháo vít và đặc biệt hơn người dùng chỉ cần kéo nhẹ khay đựng ổ cứng ra khi cần thay đổi.
Bên dưới nơi đặt ổ cứng là khu vực đặt PSU, tuy nhiên có một điều hay ho mà chưa chắc các hãng khác đã làm là hãng cho người dùng lựa chọn giữa nguồn SFX và ATX. Cuối cùng là nơi đặt main và bốn khe cắm mở rộng để đặt card đồ họa hoặc một số card bổ trợ khác. Tuy nhiên, có một điểm khá đáng tiếc là nó chỉ hỗ trợ đặt card màn hình theo hướng ngang, nếu đặt card theo hướng dọc có bạn phải một một bộ chuyển đổi khác để thay thế. Mặt dưới, hãng cũng trang bị một tấm lọc khá cơ bản. Tuy nhiên, nó có thể giúp người dùng tránh được phần nào bụi bẩn đi vào.
Về khả năng tản nhiệt, theo mặc định case sẽ không đi kèm với với quản tản nhiệt. Nếu người dùng muốn đồng bộ về hệ thống iCUE LINK thì nên chọn luôn tản nhiệt nước và quạt tản nhiệt của Corsair luôn để dễ dàng sử dụng. Corsair 2500X sẽ có rất nhiều vị trí đặt tản nhiệt như:
- Mặt trên: 3x 120 mm hoặc 2x 140 mm
- Mặt dưới dưới: 3x 120 mm hoặc 2x 140 mm
- Mặt bên: 2x120mm
- Mặt sau: 1x120mm
Trải nghiệm: Lắp đặt dễ dàng
Bây giờ mình sẽ tiến hành ráp các thành phần của máy tính vào bên trong chiếc Corsair 2500X nhé. Dưới đây là cấu hình mình đang sử dụng hiện tại:
- Bo mạch chủ: MSI B450M Pro-VDH MAX
- CPU: Ryzen 5 PRO 4650G
- Card đồ họa: ASRock AMD Radeon RX 6600XT Challenger Pro
- Tản nhiệt: Tản nhiệt Corsair iCUE Link H150i RGB White
- Nguồn: Thermaltake Smart RGB 700W
Việc lắp đặt theo mình cũng khá đơn giản, đầu tiên để tiện cho việc đi dây thì mình sẽ lắp nguồn máy tính vào trước. Nếu bạn nào đang sử dụng bộ nguồn ATX thì chỉ cần đặt vào đúng vị trí và bắt vít vào thôi. Tuy nhiên, mình sử dụng nguồn SFX nên phải thêm một thao tác nữa là phải tháo bộ chuyển đổi có sẳn ra rồi mới có thể bắt vít được.
Hiện tại, mình đang sử dụng tận 3 ổ cứng với nhiều kích cở khác nhau từ SSD M2 tới SSD 2,5inch cuối cùng là thêm một ổ HDD nữa. Ổ cứng M2 thì không có gì phải bàn tới nữa rồi vì nó được gắn trực tiếp lên bo mạch chủ. Việc cần làm lúc này là gắn ổ cứng HDD và ổ SSD 2,5inch vào khay ở mặt sau. Với khay do Corsair cung cấp thì ổ cứng M2 cần phải cố định bằng vít thì ổ cứng HDD chỉ cần đưa vào đúng vị trí là đã chắc chắn không cần dùng đến vít luôn.
Do mình sử dụng bo mạch chủ theo dạng Micro ATX nên trước gắn bo mạch vào case thì mình sẽ đi dây ra ngoài trước. Nếu là bo mạch chủ ITX thì mọi người sẽ đỡ lo hơn về phần này. Bên trong phần khung của case hãng cũng có để lại chú thích về vị trí bắt vít cho main Mirco ATX và ITX. Mình tận dụng lại linh kiện cũ cho lần trải nghiệm này nên dây nhợ cũng chưa được đẹp lắm. Nếu bạn nào có điều kiện thì nên sử dụng bo mạch có kết nối ngược sẽ đẹp hơn là đi dây lộ ra ngoài như mình.
Về việc đi dây khi cần thì Corsair cũng đã trang bị cho người dùng rất nhiều khe để đi dây. Hãng cũng trang bị cho người dùng một số dây kết nối với bo mạch chủ như dây HD Audio, cáp Type-E để dùng USB-C, cáp USB3 19 chân và cuối cùng là cáp F-Panel. Tất cả các dây cáp kể trên mình sẽ đi bên dưới của bo mạch chủ, riêng chỉ có dây PCIe x16 mình đi bên cạnh của main.
Tuy nhiên, main của mình không hỗ trợ kết nối Type-E nên mình phải dùng thêm đầu chuyển mới có thể sử dụng được USB-C trên thùng máy này. Với card đồ họa thay vì chọn lắp ngang theo dạng truyền thông mình đã lắp dọc phần nào hạn che đi bớt những khuyết điểm của phần dây thừa, phần nào có thể tận dụng được hết khoảng trống bên trong case có được.
Phần kết
Trong quá trình sử dụng và lắp đặt mình thấy được Corsair 2500X là một chiếc case có thiết kế khá đẹp và đi kèm với đó là một thiết kế khá chắc chắn. Sự kết hợp giữa thép và kính cường lực đã tạo nên sự cứng cáp nhưng cũng rất sang trọng và bắt mắt. Do được trang bị khá nhiều chất “thép” trong người nên 2500X sẽ khá nặng.
Bên trong của Corsair 2500X khá rộng rãi nên bạn không cần phải lo lắng về card đồ họa có vừa không. Tuy nhiên có một điểm cần lưu ý là case chỉ hỗ trợ main ITX và Mirco ATX thôi nhé. Điểm đặc biệt hơn là phiên bản 2500X và 2500D đều sẽ tương thích với bo mạch chủ BTF và Project Zero. Về giá bán, hiện tại Corsair 2500X được bán ra với mức giá khoảng 3.500.000 tùy cửa hàng. Mức giá này với nhiều người có thể sẽ hơi đắt nhưng với mình nghĩ nó đáng với những gì mà chiếc case PC này mang lại.