Tech StationTech Station

Tại sao iPhone mới không còn hấp dẫn nữa? Cái giá của việc an toàn

iPhone chắc chắn đã cách mạng hoá ngành công nghiệp điện thoại, thiết lập chuẩn mực về thiết kế, hiệu suất và trải nghiệm người dùng. Tuy nhiên, những năm gần đây người dùng đang cảm thấy chán nản với những dòng iPhone mới.


Xem thêm:


1. Thiếu sự đổi mới trong thiết kế

Khi iPhone X ra mắt vào năm 2017, đó là một khoảnh khắc mang tính đột phá. Màn hình tràn viền và việc loại bỏ nút home báo hiệu một thời đại hoàng kim. Tuy nhiên, kể từ đó ngôn ngữ thiết kế của Apple không có nhiều thay đổi. Ngược lại nếu so sánh với Samsung và Xiaomi thì hiện tại họ đã bứt phá với nhiều sản phẩm nổi bật như điện thoại gập, camera dưới màn hình, vật liệu mới, mang lại cảm giác thú vị hơn so với các sản phẩm của Apple hiện taị.

2. Có nâng cấp nhưng không đáng kể

Những sản phẩm iPhone mới đều có những cải tiến, nhưng nó mang tính lập lại hơn là các cải tiến mang tính đột phá. Ví dụ, chu kỳ nâng cấp hàng năm thường mang đến bộ xử lý nhanh hơn một chút, camera tốt hơn một chút hoặc hiệu suất pin tăng nhẹ. Mặc dù những cải tiến này đảm bảo iPhone vẫn có khả năng cạnh tranh, nhưng chúng hiếm khi mang lại yếu tố “wow”.

Lấy hệ thống camera của iPhone làm ví dụ. Mặc dù Apple liên tục cải tiến cảm biến và khả năng chụp ảnh điện toán, nhưng những nâng cấp này thường rất “nhỏ”. Và người dùng bình thường rất khó phát hiện sự khác biệt này so với các thế hệ trước. Tương tự như camera, pin thường chỉ thời gian sử dụng lên 1 đến 2 giờ, điều này dường như không mang lại tính đột phá đối với người dùng.

Ngược lại, các nhà sản xuất Android đã tích cực hơn trong việc thúc đẩy những công nghệ mới. Các tính năng như camera 200MP, cảm biến vân tay siêu âm, sạc siêu nhanh giúp điện thoại từ 0% lên 100% trong vòng chưa đầy 20 phút hoặc hệ thống làm mát tiên tiến được thiết kế để duy trì hiệu suất cao nhất trong các phiên chơi game, thể hiện mức độ đổi mới thực sự thú vị. Những tiến bộ này không chỉ thu hút sự chú ý mà còn mang đến cho người dùng lý do thực tế để nâng cấp.

3. Hệ sinh thái khép kín

Hệ sinh thái của Apple được kiểm soát chặt chẽ, mặc dù chúng mang lại tính liền mạch tốt nhưng cũng mang lại cảm giác “khó chịu”. Các tính năng như AirDrop, iMessage và Handoff cực kỳ tiện lợi nhưng chỉ dành riêng cho các thiết bị của Apple, tạo ra trải nghiệm “tách biệt”. Và dĩ nhiên, iOS chưa bao giờ được kết nối được với các sản phẩm đang sử dụng hệ điều hành Android.

Ngược lại, Android cung cấp phần cứng đa dạng, phần mềm mở và vô số cách để cá nhân hóa thiết bị. Đối với những người đam mê công nghệ thích mày mò và lựa chọn, sự cứng nhắc của iOS có thể không hấp dẫn

4. Giá bán vẫn luôn rất cao

Chiến lược định giá sản phẩm của mình ở phân khúc cao cấp làm tăng thêm nhận thức về sự nhàm chán. Giá bán của iPhone mới đôi lúc không tương xứng với những gì chúng được nâng cấp. Mặc dù thiết bị này có độ bền tốt và luôn được hỗ trợ dài lâu, nhưng việc thiếu các tính năng nổi bật hoặc thay đổi mang tính chuyển đổi khiến người tiêu dùng đặt câu hỏi về giá trị của chúng.

5. Phụ kiện đắt đỏ

Apple nổi tiếng với việc định giá phụ kiện của mình ở mức cao, thường khiến chúng có cảm giác đắt hơn so với các lựa chọn thay thế của bên thứ ba. Các sản phẩm như AirPods, bộ sạc MagSafe và thậm chí cả các mặt hàng cơ bản như cục sạc và cáp đều có mức giá cao có thể làm ngó lơ các phụ kiện của Apple.

Ngoài ra, quyết định loại bỏ những vật dụng thiết yếu như bộ sạc khỏi hộp iPhone của Apple, với lý do lo ngại về môi trường, đã bị chỉ trích là động thái “thúc đẩy” người dùng mua phụ kiện riêng.

Chiến lược định giá này không chỉ củng cố nhận thức về tính độc quyền mà còn làm tăng thêm sự thất vọng của người dùng khi họ cảm thấy bị bó buộc trong hệ sinh thái Apple, nơi các phụ kiện của bên thứ ba rẻ hơn thường không hoạt động tốt do hạn chế về phần mềm. Cách tiếp cận này khiến nhiều người cảm thấy Apple ưu tiên lợi nhuận hơn sự tiện lợi của người dùng.

6. Apple quá an toàn

Cách tiếp cận của Apple với các sản phẩm mới quá “an toàn”. Trong khi các nhà sản xuất khác đang chạy đua với các tính năng mới, thì Apple chọn cách chờ đợi. Triết lý của Apple tập trung vào việc tinh chỉnh những cải tiến để đáp ứng các tiêu chuẩn cao của mình, đảm bảo rằng những trải nghiệm luôn được liền mạch. Chiến lược này mang lại những ưu điểm và nhược điểm tạo nên sự tụt hậu của iPhone.

Ví dụ, với công nghệ màn hình gập. Các thương hiệu như Samsung, Huawei và Oppo đã giới thiệu điện thoại có thể gập lại và trở thành điểm nhấn trong dòng sản phẩm của họ. Những thiết bị này cung cấp chức năng độc đáo, kết hợp tính di động của điện thoại với màn hình rộng của máy tính bảng. Tuy nhiên, Apple vẫn “vắng bóng” ở lĩnh vực này. Tin đồn về một thiết bị có thể gập lại của Apple đã lan truyền trong nhiều năm, nhưng không có bằng chứng cụ thể nào cho thấy chúng sẽ ra mắt trong thời gian tới.

Trong khi cách tiếp cận chờ đợi và quan sát này đảm bảo Apple tránh được những “cạm bẫy”, thì sự đánh đổi lớn nhất là người dùng đã không còn mong chờ quá nhiều vào sản phẩm mới nữa. Những người yêu thích công nghệ, thích các công nghệ mới dần chuyển sang các hãng khác. Chiến lược này có thể bảo vệ danh tiếng về chất lượng và độ tin cậy của Apple, nhưng nó cũng duy trì ý nghĩ rằng “iPhone mới quá dễ đoán”.

 

Press ESC to close