Tech StationTech Station

Đánh giá chi tiết Corsair K70 Core: Chiến binh thầm lặng

Corsair K70 Core gây ấn tượng với mức giá phải chăng, thiết kế FullSize và đầy đủ các tính năng.


Xem thêm:


Sau khi ra mắt Corsair K70 Max với thiết kế và nhiều tính năng cao cấp thì gần đây Corsair K70 Core đã ra mắt phiên bản rút gọn nhưng vẫn đảm bảo được tính năng đi kèm với thiết kế của bàn phím.

Bàn phím Corsair K70 Core sẽ được trang bị switch Corsair RED, switch này sẽ có lực nhấn là 45g và tổng hành trình là 4nm. Chúng được thiết kế để sử dụng dài lâu với hơn 70 triệu lần nhấn và tốc độ phản hồi lên đến 1000Hz.

Bàn phím sẽ được kết nối thông qua cổng USB-C không thể tháo rời. Về thiết kế, phần mặt dưới và khung bên ngoài của bàn phím sẽ được hoàn thiện với chất liệu bằng nhựa tuy nhiên phần mặt trên gắn switch sẽ được hoàn thiện với chất liệu nhôm mang lại sự chắc chắn hơn. Và có một điều không thể thiếu nữa là bàn phím vẫn được kết nối với phần mềm Corsair iCUE.

Thiết kế và hiệu suất

Như đã nói ở trên thì Corsair K70 Core là phiên bản rút gọn của phiên bản K70 Max. Do đó chúng cũng có một số khác biệt về mặt thiết kế và tính năng, điểm khác biệt đầu tiên có thể thấy được là K70 Core sẽ đi kèm với nút xoay và thiết kế đơn giản hơn so với phiên bản K70 Max.

Giá rẻ hơn không có nghĩa nó sẽ bị cắt giảm quá nhiều. Như đã nói ở phần trên thì phần khung bên ngoài sẽ được thiết kế với chất liệu bằng nhựa và sẽ có một tấm nhôm ở mặt trên để tạo được sự chắc chắn trong suốt quá trình sử dụng. Mình có thử vặn vẹo, uống cong để thử độ cứng của nó nhưng phần khung này không bị ảnh hưởng hay phát ra tiếng động này hết. Và đó cũng là một tín hiệu tốt về độ bền để người dùng có thể an tâm sử dụng. Bàn phím có kích thước khá nhẹ chỉ với trọng lượng dưới 1kg, giúp bạn có thể dễ dàng mang theo bất cứ đâu khi cần.

Nói một chút về núm xoay của K70 Core, nó không mang một kiểu dáng gì đó quá cầu kỳ, núm xoay này được làm bằng nhựa và có một số điểm nhấn màu xanh neon khá nổi bật. Đặc biệt nhất là người dùng có thể tùy chỉnh núm xoay này làm nhiều tác vụ khác nhau trong phần mềm hoặc phím tắt FN+F12. như chỉnh độ sáng đèn nền RGB, cuộn dọc/ ngang hoặc phóng to/ thu nhỏ.

Mặt sau của K70 Core sẽ đi kèm với những họa tiết đồng nhất với logo Corsair được đặt ở giữa. Đây cũng là một sự thú vị ít thấy trên các bàn phím cơ chơi game khác. Như đã nói ở trên thì cáp của K70 Core không thể tháo rời và đây cũng là điều làm mình cảm thấy đáng tiếc nhất.

Cuối cùng là bàn phím sẽ đi kèm với một kê tay bằng nhựa với kích thước cũng khá lớn. Kê tay này sẽ được “kết dính” với phím bằng năm châm đủ để giữ kê tay và bàn phím dính với nhau.

Keycaps, Switch và Stabilizers

Keycaps của K70 Core theo chuẩn OEM và được tạo tác từ vật liệu ABS 2 lớp. Đặc tính của chất liệu ABS là nó sẽ có tính mềm dẻo nên mang lại khả năng đàn hồi cao. Mang lại cảm giác gõ chắc chắn và khi gõ sẽ nghe tiếng trong trẻo theo kiểu “tách tách” rất thích tai, khả năng xuyên led tốt. Nhược điểm duy nhất của nó là sẽ bị hao mòn theo thời gian. Tuy nhiên, với tính nhược điểm này không đáng kể.

Do là một bàn phím có giá phải chăng nên K70 Core sẽ không đi kèm với tính năng hotswap (thay switch nóng). Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nếu có hư switch hay có vấn đề gì thì phải mở bung cả bàn phím ra để thay switch. Nhưng được bù lại là hãng đã trang bị cho K70 Core dòng switch Corsair MLX RED mới nhất của hãng và switch cũng được pre-lube sẳn. Nói một chút về mặt âm thanh khi gõ, do được trang bị nhiều 2 lớp foam nên âm thanh không bị vang mà thay vào đó mình cảm nhận được độ sâu và đặc khi gõ.

Đây có thể xem là một cải tiến lấy cảm hứng từ những tùy chỉnh của bàn phím của Asus và Razer từng làm nhưng thú thật mà nói thì với Corsair mình thấy trải nghiệm với dòng switch này thật sự tuyệt vời hơn dù cho giá có rẻ hơn. Mình cũng thử chơi game và đánh văn bản trên chiếc bàn phím này nhưng không gặp vấn đề gì.

Ngoài ra, bàn phím Corsair K70 Core còn có 1MB dung lượng tích hợp và bạn có thể lưu tối đa 5 cấu hình Macro và hiệu ứng tùy chỉnh. Đi kèm với đó là tốc độ phản hồi 1000Hz nhờ đó tốc độ phản hồi của bàn phím sẽ nhanh hơn và giúp ích rất nhiều cho việc chơi game. Về Stabilizers cũng khá tốt, chúng không bị tick hay tiếng lạch cạh nào cả. Thật sự mà nói thì Corsair là làm điều này quá tốt.

Phần mềm Corsair iCUE

Corsair K70 Core sẽ được hỗ trợ kết nối và tùy chỉnh với phần mềm iCUE. Với phần mềm này thì người dùng có thể tùy chỉnh được một số thứ như hiệu ứng ánh sáng, tốc độ phản hồi, profile Macro,… và đặc biệt nhất như mình đã nói là người dùng có thể tùy chỉnh núm vặn này để làm được nhiều tác vụ.

 Kết luận

Với mức giá dưới 3 triệu đồng thì Corsair K70 Core có thể đáp ứng được hết các yêu cầu cần thiết với một chiếc bàn phím cơ chơi game cơ bản. Và mọi người cũng đừng so sánh chiếc Corsair K70 Core này với những chiếc bàn phím custom khác trên thị trường vì 2 nó khác phân khúc nhau rất nhiều.

 

Nhìn chung chiếc K70 Core có thiết kế đơn giản nhưng bù lại chất lượng hoàn thiện khá tốt, đa dụng và đi kèm với đó là được trang bị switch Corsair MLX RED mới được hãng Pre-lube sẳn. Chưa dừng lại ở đó hãng trong trang bị 2 lớp foam EVA tiêu âm giúp bàn phím có âm thanh tốt hơn. Và điểm cộng nữa mình muốn dành cho chiếc bàn phím này là chúng đi kèm với một miếng kê tay lớn có nam châm. Tuy nhiên, có một điểm trừ nho nhỏ là phần dây kết nối của K70 Core sẽ không được tháo rời.

Press ESC to close